HAMC đang theo đuổi mục tiêu tăng trưởng bền vững trong hoạt động kinh doanh và tiến đến trở thành doanh nghiệp nhận được sự tín nhiệm của người dân. Theo đó, HAMC nhận thức nhà cung cấp chính là nguồn gốc của năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và định ra bộ quy tắc ứng xử dành cho nhà cung cấp của HAMC. Bộ quy tắc không chỉ giúp hình thành mối quan hệ thương mại minh bạch và công bằng giữa HAMC và nhà cung cấp mà còn khuyến nghị tiêu chuẩn thực hiện trách nhiệm xã hội đối với tất cả các nhà cung cấp hợp tác với HAMC.
Bộ quy tắc này được thiết lập dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua, 10 nguyên tắc của UNGC (Hiệp ước Toàn cầu Liên Hợp Quốc), các công ước chính do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra và Hướng dẫn của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) cho các doanh nghiệp đa quốc gia về hành vi kinh doanh có trách nhiêm. Trong trường hợp có sự xung đột giữa bộ quy tắc ứng xử dành cho nhà cung cấp này và luật lệ địa phương, các tiêu chuẩn khắt khe, nghiêm ngặt hơn sẽ được ưu tiên áp dụng trước.
HAMC đưa ra bộ quy tắc này để cùng với nhà cung cấp của mình thực hiện tất cả các trách nhiệm xã hội như kinh doanh có đạo đức, tôn trọng nhân quyền của nhân viên nhà cung cấp, xây dựng môi trường làm việc an toàn, trách nhiệm về quản lý môi trường… như sau:
Bộ quy tắc này được thiết lập dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua, 10 nguyên tắc của UNGC (Hiệp ước Toàn cầu Liên Hợp Quốc), các công ước chính do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra và Hướng dẫn của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) cho các doanh nghiệp đa quốc gia về hành vi kinh doanh có trách nhiêm. Trong trường hợp có sự xung đột giữa bộ quy tắc ứng xử dành cho nhà cung cấp này và luật lệ địa phương, các tiêu chuẩn khắt khe, nghiêm ngặt hơn sẽ được ưu tiên áp dụng trước.
HAMC đưa ra bộ quy tắc này để cùng với nhà cung cấp của mình thực hiện tất cả các trách nhiệm xã hội như kinh doanh có đạo đức, tôn trọng nhân quyền của nhân viên nhà cung cấp, xây dựng môi trường làm việc an toàn, trách nhiệm về quản lý môi trường… như sau:
Ⅰ. Giao dịch đạo đức và công bằng
Yêu cầu thực hiện văn hóa giao dịch minh bạch, công bằng và cùng tham gia quản lý đạo đức tích cực.
1. Phòng chống tham nhũng: Nghiêm cấm mọi yêu cầu bất chính hay yêu cầu cung cấp trực tiếp/gián tiếp tiền hay đồ vật có giá trị, quà cáp, tiện nghi trong tất cả các quá trình liên quan đến công việc như thực hiện và ký kết hợp đồng, đấu thầu…
2. Giao dịch và cạnh tranh công bằng: Tuân thủ quy chế và tiêu chuẩn về giao dịch và cạnh tranh công bằng trong quá trình đấu thầu, chịu mọi thiệt hại như ngừng giao dịch và chấm dứt hợp đồng khi có hành vi không công bằng.
3. Sự hài lòng của khách hàng: Cung cấp dịch vụ và chất lượng sản phẩm với tiêu chuẩn tốt nhất vì sự hài lòng của khách hàng.
4. Xung đột lợi ích: Ngăn ngừa trước những giao kèo có thể dẫn tới xung đột hoặc liên quan đến xung đột lợi ích giữa cá nhân và việc kinh doanh.
5. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Nhà cung cấp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Hyosung cũng như tất cả thông tin về các nhà thầu phụ.
6. Bảo vệ thông tin cá nhân: Bảo vệ thông tin cá nhân của tất cả các bên có liên quan bao gồm nhà cung cấp, cán bộ công nhân viên, người tiêu dùng.
7. Cấm tình trạng báo tin nặc danh và hành động trả thù: Điều hành các kênh để các bên liên quan bên trong và ngoài doanh nhiệp có thể tố cáo hành vi sai trái của công nhân viên và bảo vệ danh tính của người cung cấp thông tin để người lao động không sợ bị trả thù nếu tố cáo.
8. Nghiêm cấm tranh chấp tài nguyên khoáng sản: Cấm sử dụng tất cả các nguyên liệu và vật liệu thô thu được bằng các phương pháp bất hợp pháp và phi đạo đức.
Ⅱ. Nhân quyền và lao động
Tôn trọng nhân quyền và không đối xử vô nhân đạo với công nhân viên.
1. Cấm phân biệt, kỳ thị: Cấm phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, dân tộc, khiếm khuyết cơ thể, chính trị, trình độ học vấn, tuổi tác,..
2. Lương thưởng công bằng: Cung cấp lương thưởng công bằng theo khả năng và hiệu suất của cá nhân trong điều kiện làm việc công bằng.
3. Tự do hội họp và lập hội: Bảo đảm quyền tự do hội họp mà không có bất kì sự trả thù hoặc đe dọa trả thù nào.
4. Cải thiện điều kiện lao động: Bảo đảm thời gian làm việc theo quy định của nhà nước và cung cấp ngày nghỉ phép có lương định kỳ.
5. Cấm lao động cưỡng bức và lao động trẻ em: Tuân thủ độ tuổi lao động thấp nhất theo quy định của nhà nước và cấm cưỡng ép lao động trái với ý muốn của công nhân viên.
6. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản: Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của công ty Hyosung và công ty đối tác cấp 2.
7. Bảo vệ đời sống riêng tư: Cấm can thiệp vào đời sống riêng tư của công nhân viên như thông tin cá nhân, gia đình, địa chỉ, thông tin liên lạc,…
Ⅲ. An toàn và sức khỏe
Phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động bằng cách xác định trước các yếu tố nguy hại tại nơi làm việc.
1. Cải thiện môi trường làm việc: Tạo môi trường làm việc thuận tiện để công nhân viên có thể làm việc khỏe mạnh và an toàn.
2. Ứng phó tình huống khẩn cấp: Chuẩn bị kế hoạch ứng phó cho từng tình huống khẩn cấp và nâng cao khả năng ứng phó hiệu quả thông qua các cuộc diễn tập huấn luyện.
3. Phòng ngừa tai nạn lao động: Nỗ lực phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
4. Quản lý vệ sinh: Quản lý vệ sinh nhà vệ sinh, nước uống, kí túc xá mà các nhân viên đang sử dụng.
5. Đào tạo an toàn sức khỏe: Cung cấp những thông tin an toàn sức khỏe mà người lao động cần biết.
Ⅳ. Môi trường
Đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của tất cả các sản phẩm và dịch vụ đang cung cấp, cố gắng giảm thiểu tác động đến môi trường.
1. Tuân thủ luật môi trường: Nắm bắt và tuân thủ những điều khoản sửa đổi pháp lý mới nhất, đạt được các chứng nhận, giấy phép hợp pháp bắt buộc.
2. Giảm thiểu tác động đến môi trường: Nỗ lực giảm thiểu sử dụng tài nguyên và năng lượng được sử dụng trong các công đoạn.
3. Quản lý các chất nguy hại: Quản lý triệt để các chất độc hại có hại cho cơ thể con người và môi trường.
4. Quản lý ô nhiễm không khí: Giám sát các chất gây ô nhiễm không khí và các thiết bị phòng ngừa được sử dụng trong các công đoạn.
5. Quản lý nước: Tối thiểu hóa lượng nước được sử dụng trong các công đoạn và giám sát lượng nước thải trong mức tiêu chuẩn cho phép.