Ⅰ. Tuân thủ nội quy Công ty và quy định pháp luật
Tuân thủ các chính sách nhà nước và quy định pháp luật
1. Tôn trọng chính sách của nhà nước và không thực hiện những hành vi phạm luật pháp cũng như bất hợp pháp.
2. Cạnh tranh có thiện chí với các đối thủ dựa trên sản phẩm và dịch vụ trong hoạt động kinh doanh, không thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
3. Không vi phạm các quy chế luật liên quan cũng như không thu thập thông tin bằng cách thức trái đạo đức.
4. Các Công nhân viên hiện đang làm việc tại nước ngoài phải tuân thủ luật pháp, trật tự xã hội của nước sở tại, không gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
5. Tôn trọng, tuân thủ trật tự kinh tế thị trường, thói quen giao dịch của nhà nước cũng như nước ngoài nhằm thực hiện những giao dịch hợp pháp và công bằng với các nhà cung cấp kinh doanh.
6. Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến việc phòng chống tham nhũng, hối lộ, rửa tiền với tư cách là một thành viên của quốc gia và cộng đồng địa phương, trường hợp phát sinh các giao dịch đáng ngờ cần phải trình báo giao dịch đó với cách thức và quy trình phù hợp.
Tuân thủ quy định Công ty và đạo đức cơ bản của Công ty
1. Chia sẻ ý niệm kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của Công ty, tuân thủ phương châm kinh doanh và tất cả các nội quy của Công ty, tập trung năng lực để hoàn thành nhanh chóng và chính xác các công việc được giao với ý thức làm chủ và ý thức trách nhiệm.
2. Trong quá trình thực hiện công việc phải xem trọng lợi ích của công ty hơn lập trường cá nhân để có thể thực hiện công việc một cách khách quan và hợp lý.
3. Không làm việc vì lợi ích của Công ty khác và người có quan hệ lợi ích với Công ty, không xây dựng bất cứ mối quan hệ đặc biệt nào.
4. Phải tuyệt đối giữ bí mật những thông tin mật hoặc thông tin quan trọng của Công ty, ngay khi nhận được thông tin quan trọng phải lập tức chuyển cho người cần thông tin đó cho công việc, không bóp méo thông tin và lan truyền những tin đồn thất thiệt.
Ⅱ. Kinh doanh tôn trọng khách hàng.
Giao dịch với khách hàng
1. Đặt sự hài lòng của khách hàng là ưu tiên hàng đầu, cố gắng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt nhất, tuyệt đối giữ lời hứa với khách hàng.
2. Tôn trọng lẫn nhau khi giao dịch với khách hàng, nỗ lực xây dựng giao dịch công bằng và hợp lý, bình đẳng với khách hàng.
3. Không lợi dụng vị trí ưu thế của mình để đưa ra những yêu cầu vô lý hoặc ép giá khách hàng dưới bất cứ hình thức nào.
4. Không thực hiện quảng cáo giả dối/ phóng đại và cường điệu, che giấu thông tin…, đồng thời phải công khai trung thực những thông tin khách hàng cần biết.
5. Chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các giai đoạn của sản phẩm và xem xét đến sự an toàn của khách hàng, từ việc nhập những nguyên liệu, phụ tùng, bao bì không chứa chất gây hại… trong giai đoạn mua hàng cho đến giai đoạn phát triển sản phẩm, sản xuất, lưu thông, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm.
Partnership với nhà cung cấp
1. Duy trì thái độ tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau với nhà cung cấp nhằm gia tăng lợi ích chung và cùng nhau phát triển.
2. Tạo cơ hội bình đẳng khi bỏ thầu, ký kết hợp đồng…, và thực hiện giao dịch bằng việc ký kết hợp đồng hợp lý với sự bình đẳng đôi bên.
3. Duy trì mối quan hệ phát triển thông qua việc phát hiện và bồi dưỡng những nhà cung cấp xuất sắc.
Ⅲ. Kinh doanh theo định hướng cổ đông
Bảo về lợi ích của cổ đông và nhà đầu tư
1. Nỗ lực hết mình để hiện thực hóa lợi nhuận tốt thông qua hoạt động kinh doanh hiệu quả và gia tăng giá trị đầu tư của các cổ đông thông qua việc đầu tư hợp lý.
2. Ghi chép, quản lý trung thực, chính xác tình hình tài chính dựa theo tiêu chuẩn kế toán, và minh bạch quá trình xử lý kế toán.
3. Không thực hiện các hành vi bất chính như lợi dụng thông tin nội bộ của công ty để thực hiện các giao dịch chứng khoán nhằm đem lại lợi ích cho bản thân và người khác.
Bảo vệ quyền được biết của cổ đông
1. Phải cung cấp trung thực các thông tin hữu ích và đáng tin cậy của toàn bộ hoạt động kinh doanh mà các cổ đông và nhà đầu tư cần một cách kịp thời,
2. Cố gắng nhận được sự đánh giá xứng đáng với giá trị doanh nghiệp thông qua quảng bá tích cực, IR…
Ⅳ. Kinh doanh tôn trọng công nhân viên.
Tôn trọng công nhân viên
1. Tôn trọng cá tính của mỗi cá nhân, khuyến khích những suy nghĩ sáng tạo hoạt động tự do, đồng thời tạo các cơ hội đào tạo và hỗ trợ tích cực để công nhân viên phát triển năng lực.
2. Tạo cơ hội công bằng cho công nhân viên, đánh giá công bằng dựa trên năng lực và thành tích công việc.
3. Không phân biệt đối xử với những lý do về quốc tịch, học lực, khu vực, giới tính, độ tuổi, tôn giáo, khuyết tật, khuynh hướng tôn giáo, tình trạng hôn nhân… trong khi tuyển dụng, giao việc, thăng chức…
Hình thành văn hóa tổ chức tích cực
1. Không thực hiện các hành vi trái với đạo đức như đánh bài giữa các công nhân viên, và không thực hiện các hành vi nhận tiền và hiện vật không phù hợp, vay mượn tiền, bảo lãnh liên đới…
2. Không thực hiện các hành vi phỉ báng – xúc phạm đến các công nhân viên khác bằng lời nói, thể chất, tình dục, hình ảnh…, tôn trọng đời sống riêng tư của mỗi cá nhân.
3. Không ưu đãi hoặc phân biệt đối xử với một cá nhân hay một nhóm đặc trưng nào đó dựa trên các lý do như quan hệ đồng hương, ruột thịt, đồng môn, tôn giáo, giới tính…, và không nhờ vả nhằm gây ảnh hưởng không công bằng cho những công nhân viên khác.
4. Công ty và công nhân viên cùng tạo nên văn hóa tổ chức tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm đặt được các mục tiêu chung, không tham gia vào các hành vi chủ chương gây mâu thuẫn không cần thiết hoặc chủ nghĩa vị lợi trong bộ phận.
Ⅴ. Kinh doanh với sự tuân thủ pháp luật của Công nhân viên.
Thực hiện công việc minh bạch và công bằng.
1. Cấp trên không được chỉ thị nhân viên dưới cấp thực hiện các công việc không chính đáng trái với quy định của Công ty và pháp luật, trong trường hợp này nhân viên cấp dưới có thể đưa ra lý do chính đáng và từ chối thực hiện công việc.
2. Công nhân viên không được giới thiệu – nhờ vả gây cản trở việc thực hiện công việc công bằng của các công nhân viên khác nhằm mang lại lợi ích bất chính cho bản thân cũng như người khác trong khi thực hiện công việc.
3. Phải tuân thủ quy định pháp luật của mỗi quốc gia cũng như tuân theo các chỉ dẫn của Công ty khi cấp phát hoặc tiếp nhận quà cáp với những bên liên quan trong quá trình làm việc.
4. Công nhân viên phải sử dụng vị trí ưu thế và mối quan hệ lợi ích cá nhân nhằm nỗ lực không làm xảy ra xung đột lợi ích giữa Công ty và khách hàng, giữa khách hàng với nhau, trường hợp nếu phát sinh thì phải tìm ra phương án có thể tối thiểu hóa được thiệt hại của các bên liên quan và cố gắng giải quyết.
5. Công nhân viên phải quản lý và lưu trữ chặt chẽ những thông tin của khách hàng như thông tin các công ty có được thông qua công việc theo quy định của pháp luật và nội quy bảo mật của Công ty, tuyệt đối không được để lộ ra bên ngoài hoặc sử dụng thông tin vào mục đích cá nhân.
Ⅵ. Kinh doanh cùng phát triển với nhà cung cấp.
Theo đuổi sự tăng trưởng chung.
1. Khi lựa chọn nhà cung cấp, bắt đầu hay tiếp tục giao dịch, phải xem xét liệu nhà cung cấp có đáp ứng các giá trị về nhân quyền, môi trường, xã hội mà Công ty đang theo đuổi hay không.
2. Đảm bảo giao dịch với các nhà cung cấp được xây dựng công bằng thông qua mối quan hệ bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, hai bên phải thỏa thuận đầy đủ về điều kiện giao dịch và trình tự giao dịch để tránh việc thực hiện giao dịch không công bằng lạm dụng vị trí ưu thế.
3. Thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ khác nhau nhằm mục đích tăng trưởng và phát triển để có thể tạo nên giao dịch bền vững với nhà cung cấp, thông qua đó tạo ra nền tảng cùng phát triển.
4. Bảo vệ quyền sở hữu vật chất – trí tuệ của nhà cung cấp và bảo vệ tất cả các thông tin của những nhà thầu phụ.
Ⅶ. Kinh doanh có trách nhiệm xã hội.
Đóng góp vào sự phát triển xã hội.
1. Tôn trọng các giá trị của cộng đồng địa phương trong và ngoài nước nơi thực hiện các hoạt động kinh doanh, liên tục tạo ra các vị trí tuyển dụng, thực hiện trung thực các trách nhiệm cơ bản với vai trò là một thành viên của cộng đồng địa phương.
2. Với vai trò là một thành viên gương mẫu của xã hội, luôn hỗ trợ và tích cực đáp ứng các yêu cầu của xã hội như hoạt động đóng góp cho xã hội.
3. Nỗ lực bảo vệ môi trường, tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường của cộng đồng địa phương.
4. Hỗ trợ tích cực việc kinh doanh bền vững cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, và xem xét đến hoạt động kinh doanh bền vững khi chọn lựa và đánh giá nhà cung cấp.
5. Tích cực khuyến khích mua hàng thân thiện với môi trường dựa trên các chi tiết của chính sách mua hàng xanh.
6. Không thu mua những nguyên phụ liệu có vấn đề về tranh chấp chính trị, vi phạm nhân quyền trong quá trình sản xuất, khoáng sản xung đột…, đồng thời hướng dẫn áp dụng nhất quán điều này ngay cả với các chuỗi cung ứng phụ.
Cuộc sống xã hội tốt đẹp.
1. Không thực hiện những hành vi làm tổn hại đến hình ảnh của Công ty, hạn chế đời sống cá nhân không lành mạnh, quản lý bản thân chặt chẽ.
2. Không lợi dụng chức vụ của Công ty để tham gia vào các hoạt động chính trị vì lợi ích của đảng phái cụ thể hay các nhóm xã hội.